Hồ sơ, thủ tục để đi xuất khẩu lao động

Thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Để tham gia vào cơ hội ấy, người lao động phải chuẩn bị những hồ sơ, thủ tục gì?
1. Điều kiện để đi xuất khẩu lao động
Đối với bất cứ ngành nghề và chỗ làm nào, dù ở đâu thì cũng có những tiêu chuẩn và điều kiện riêng của nơi đó. Người lao động phải tuân thủ những quy tắc cơ bản sau để được có cơ hội xuất khẩu lao động:
– Độ tuổi: 18 tuổi đến dưới 39 tuổi.
– Điều kiện sức khoẻ: Đã được kiểm tra và kết luận sức khỏe theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2004/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BTC ngày 16/1/2004 của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.
– Không có tiền án, tiền sự.
– Không thuộc diện bị cấm nhập cảnh của nước đăng ký xuất khẩu lao động.
– Không thuộc diện bị cấm xuất cảnh Việt Nam.
2. Hồ sơ để đi xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động có thể hiểu đơn giản là việc người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo quy định của pháp luật. Và tùy vào mỗi nước, có những tiêu chuẩn và đòi hỏi yêu cầu khác nhau mà chúng ta có những hồ sơ có thể khác nhau.
Chưa kể đến, xuất khẩu lao động sẽ thực hiện chủ yếu qua trung tâm tư vấn xuất khẩu lao động hoặc qua cơ quan nhà nước, nhưng chung quy lại phải đảm bảo được những nội dung sau:
– Sơ yếu lý lịch.
– Giấy khám sức khỏe đạt tiêu chuẩn.
– Giấy xác nhận dân sự của địa phương.
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
– Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn).
– Giấy xác nhận ly hôn (nếu đã ly hôn).
– Giấy khai sinh.
– CCCD.
– Ảnh thẻ bao gồm nhiều kích thước: Ảnh thẻ 4×6; Ảnh thẻ 3×4; Ảnh thẻ 3.5×4.5; Ảnh thẻ 4.5×4.5; Ảnh thẻ 3.5×3.5.
– Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ có liên quan.
– Đơn thông tin.
Một số giấy tờ chuẩn bị cần công chứng thì người lao động cần thực hiện công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền.
Hoặc có thể tham khảo theo hồ sơ xuất khẩu lao động theo hình thức do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài quy định cụ thể tại Điều 45 Luật Người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.

3. Thủ tục để đi xuất khẩu lao động
Như đã nói, đa dạng về các nhà tuyển dụng lao động kéo theo đa dạng về thủ tục để đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên các thủ tục sẽ vẫn đảm bảo được những bước như sau:
– Đăng ký
Người lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài thuộc doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, sẽ được tư vấn các lĩnh vực, ngành nghề, công việc người lao động sẽ đi làm việc ở các thị trường phù hợp với kỹ năng, trình độ, độ tuổi, giới tính, sức khỏe, chi phí phải đóng góp và tiến độ nộp các khoản chi phí.
Người lao động lựa chọn thị trường phù hợp với khả năng và nhu cầu của bản thân.
– Tuyển chọn
Người lao động tham gia tuyển chọn trực tiếp hoặc qua mạng, sau khi trúng tuyển, sẽ phải khám sức khỏe tại các cơ sở y tế đáp ứng điều kiện đi làm việc ở nước tiếp nhận.
– Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức
Người lao động sau khi trúng tuyển phải tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết do đơn vị tổ chức.
Căn cứ vào yêu cầu của chủ sử dụng lao động, người lao động có thể được đào tạo thêm về tay nghề và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu về trình độ tay nghề và ngoại ngữ trước khi xuất cảnh.
– Ký hợp đồng
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp dịch vụ phải ký 2 loại hợp đồng, bao gồm: hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động ký với chủ sử dụng nước ngoài. Cả 2 loại hợp đồng trên đều phải có ngôn ngữ Tiếng Việt và người lao động được quyền giữ một bản hợp đồng sau khi hai bên đã ký.
Lưu ý: Người lao động cần đọc rõ các điều khoản trong hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động ký với chủ sử dụng, đặc biệt lưu ý các điều khoản về các khoản phí người lao động phải nộp; công việc và các điều kiện làm việc ở nước ngoài…
– Nộp các khoản chi phí để đi làm việc ở nước ngoài
Người lao động có nghĩa vụ nộp các khoản chi phí theo quy định cho đơn vị phái cử (như phí đào tạo, phí dịch vụ, phí môi giới (nếu có), lệ phí visa, vé máy bay).
– Xin visa làm việc và xuất cảnh
Dưới sự hỗ trợ của đơn vị phái cử (doanh nghiệp xuất khẩu lao động/đơn vị sự nghiệp…) người lao động phải hoàn thiện hồ sơ để xin visa/thị thực đi làm việc để nộp tại Đại sứ quán nước tiếp nhận lao động tại Việt Nam.

Be the first to write a review

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0979172098